Sự khác biệt giữa bánh trung thu truyền thống và bánh trung thu hiện đại
Không ai có thể biết được bánh trung thu có từ khi nào, chỉ biết là khi sinh ra những chiếc bánh trung thu hiện đại đã có từ rất lâu. Với thời đại ngày càng phát triển, rất nhiều những loại banh trung thu mới được ra đời, nhiều người đã dần quên đi những chiếc bánh trung thu truyền thống mang dấu ấn thời gian. Hôm nay, Bửu Yến sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu những chiếc bánh trung thu ngày xưa được làm ra như thế nào nhé!
1. Ý nghĩa bánh trung thu truyền thống
Tương truyền rằng, những chiếc bánh trung thu có hình tròn tượng trưng cho sự tròn đầy, no đủ, ấm no. Nó mang ý nghĩa cho mọi điều trong cuộc sống luôn luôn viên mãn, tròn đầy như mặt trăng.
Ý nghĩa của bánh trung thu Việt Nam
Những chiếc bánh trung thu truyền thống với hình vuông đại diện cho trời và đất, thể hiện sự tự do. Đó là ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu cổ truyền được hiểu theo hình dáng bánh. Những chiếc bánh trung thu là những món quà tinh thần vô giá đối với người Việt.
Trong cuộc sống phát triển hiện nay thì hình dáng bánh trung thu đa dạng hơn, với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. Thế nhưng không thể phủ nhận rằng, dù bánh ở dưới hình dạng nào, thì vẫn giữ nét hương vị truyền thống bao đời.
2. Sự khác biệt giữa bánh trung thu truyền thống và bánh trung thu hiện đại
Để thấy được những sự thay đổi của bánh trung thu theo thời gian. Trong phần viết này chúng ta cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa bánh cổ truyền và bánh hiện đại.
2.1 Bánh trung thu truyền thống
Những chiếc bánh trung thu là tuổi thơ của người Việt
Bánh trung thu cổ truyền gồm hai loại là: bánh nướng và bánh dẻo. Với hình dáng vuông và tròn, tượng trưng cho trời và đất, thường được bày cúng tổ vào những đêm trăng rằm tháng Tám.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh trứng muối
2.1.1 Bánh trung thu nướng
Dòng bánh nướng truyền thống Việt Nam thường có lớp vỏ mỏng với bề dày không quá 1cm. Vỏ bánh được làm bằng bột mì, bao bọc phần nhân nhiều dầu và rất ngọt. Nhân bánh truyền thống thường là đậu xanh, hạt sen hay thập cẩm. Với các loại nguyên liệu khác như: jambon, lạp xưởng, lá chanh, mỡ đường…, hòa quyện với vị mặn của trứng muối, tượng trưng cho ánh trăng đêm rằm.
2.1.2 Bánh trung thu dẻo
Bánh trung thu dẻo truyền thống thơm ngon, không bị ngán
Bánh dẻo truyền thống thường được làm từ bột nếp tinh khiết nhào chung với đường và nước hoa bưởi thơm ngon. Sau đó được đem đi đúc trong khuôn gỗ hay khuôn nhựa có dạng hình tròn. Phần nhân bánh dẻo truyền thống thường làm bằng hạt sen, đậu xanh hay trà xanh được tán nhuyễn. Vô cùng thơm ngon, dẻo ngậy, cuốn hút.
2.2 Bánh trung thu hiện đại
Không chỉ còn là món ăn ngon ngày Tết trung thu, bánh trung thu ngày nay còn là một món ăn nghệ thuật. Cùng với sự phát triển của thời đại, các mẫu bánh trung thu hiện đại xuất hiện với nhiều hình dạng và màu sắc riêng biệt vô cùng đẹp mắt.
2.2.1 Bánh trung thu hoa nổi
Bánh trung thu hiện đại khoảng gần 5 năm trở lại đây, nổi lên như một làn sóng xen kẽ cùng bánh cổ truyền giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn trong dịp Tết trung thu. Bánh trung thu hoa nổi là loại bánh có sự cách điệu về nhân, hương vị bánh và vẻ ngoài của bánh.
Bánh trung thu hoa nổi là một hiện tượng về bánh trung thu
Thay vì bánh dùng nhân đậu xanh, thập cẩm, thì bánh trung thu hoa nổi được lựa chọn nhiều với các vị nhân bánh ngon và lạ miệng như: đậu đỏ, kem lạnh, hoa quả, rau củ, tiramisu, trà xanh, phô mai, raspberry,… rất nhiều hương vị đặc biệt khác. Bánh hoa nổi là một loại bánh trung thu hiện đại khá được ưa chuộng vì sự tỉ mỉ, đẹp mắt của chiếc bánh.
2.2.2 Bánh trung thu chay
Những chiếc bánh trung thu chay được rất nhiều người yêu thích
Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng bánh trung thu cho người ăn chay, mà những chiếc bánh chay đã được ra đời. Có rất nhiều loại bánh nướng nhân chay như: bánh trung thu chay nhân trà xanh, bánh chay nhân đậu đỏ, bánh trung thu mochi, bánh trung thu nướng nhân đậu xanh,… Mỗi loại bánh với vỏ vàng mềm rất thơm và có phần nhân ngọt dịu, hấp dẫn, rất phù hợp cho các bạn ăn chay, ăn kiêng.
2.2.3 Bánh trung thu tươi
Bánh trung thu tươi là loại bánh trung thu hiện đại được khá nhiều người ưa chuộng
Chỉ sau bánh trung thu hiện đại hoa nổi, những chiếc bánh trung thu tươi dần lấy đầy thị trường, thay thế cho những chiếc bánh cổ truyền. Để phân biệt được giữa 2 loại bánh này chính là hạn sử dụng của bánh. Bởi bánh trung thu tươi không dùng chất bảo quản nên thời hạn không lâu.
Trong khi đó bánh thường thời hạn sử dụng được trên dưới 1 tháng. Thông thường bánh trung thu tươi chỉ có thể để được từ 5 – 7 ngày với điều kiện thông thường. Và với điều kiện bảo quản tốt thì chỉ 15 ngày đổ lại.
2.2.4 Bánh trung thu rau câu nhân bánh flan
Bánh trung thu rau câu flan
Khi nhắc đến bánh trung thu hiện đại thì không thể không nhắc đến bánh rau câu nhân bánh flan. Nếu như loại bánh thường được làm bánh bột, nhân đậu xanh. Thì bánh trung thu rau câu tphcm được làm từ thạch mát, nhân bánh thường là các loại trái cây, bánh flan. Cách làm bánh trung thu rau câu cũng đơn giản, dễ làm và tốn ít thời gian hơn các loại bánh khác.
2.2.5 Bánh trung thu dẻo lạnh
Những chiếc bánh trung thu dẻo lạnh khá đẹp mắt, được nhiều người yêu thích
Là một trong những loại bánh hiện đại, bánh dẻo lạnh là bánh trung thu được làm từ bột nếp, bột gạo và tinh bột mì, không cần nướng. Cũng không có nước đường vàng và nước tro tàu như bánh nướng. Vỏ bên ngoài của bánh gần giống như bánh mochi và nhân bên trong được kết hợp giữa kem, sữa, các loại hạt như đậu đỏ, mè đen,… và cả những loại trái cây như sầu riêng.
Xem thêm: Gợi ý 10 thương hiệu bánh trung thu Sài Gòn nổi tiếng
3. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu hiện đại
Để tự tay làm được những chiếc bánh trung thu hiện đại thơm ngon ngay tại nhà. Trong phần này Yến sào Bửu Yến sẽ hướng dẫn bạn cách làm gồm 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Hãy cùng theo dõi nhé!
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh trung thu
Nguyên liệu làm bánh trung thu truyền thống
Để làm được những chiếc bánh hiện đại, đầu tiên chúng ta cần phải chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
3.1.1 Phần nhân thập cẩm
Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thập cẩm
Để làm những chiếc bánh nướng nhân thập cẩm, chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu gồm:
- 60 gram hạt bí
- 60 gram hạt dưa
- 100 gram hạt điều hoặc hạt hạnh nhân
- 100 gram vừng trắng
- 100 gram mứt bí
- 60 gram mứt sen
- 20 gram mứt vỏ chanh
- 100 gram thịt xá xíu
- 100 gram mỡ đường
- 100 gram lạp xưởng
- 1/4 gói ngũ vị hương
- 30 gram lá chanh thái sợi
3.1.2 Phần nước sốt trộn nhân bánh
Để làm ra những chiếc bánh nướng thơm ngon, chúng ta không thể nào quên phần nước sốt trộn nhân bánh này. Phần nước sốt trộn nhân bánh chúng ta cần chuẩn bị như sau:
- 80 gram bột bánh dẻo (bột gạo nếp rang)
- 20 ml dầu mè
- 35 ml rượu mai quế lộ
- 135 ml nước
- 135 gram đường
- 30 gram gừng thái nhỏ
3.1.3 Phần nguyên liệu quét mặt bánh
Nguyên liệu quét mặt bánh nướng
Để có được những chiếc bánh nướng nhân thập cẩm mang hương vị truyền thống thì không thể không có phần nguyên liệu quét mặt bánh này. Để làm phần nguyên liệu quét mặt bánh chúng ta cần chuẩn bị như sau:
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 1/2 lòng trắng trứng gà
- 1 thìa cà phê cơm sữa tươi không đường
- 1/2 thìa cà phê cơm dầu mè
- 1/3 thìa cà phê cơm hắc xì dầu
3.1.4 Phần vỏ bánh nướng
Nguyên liệu làm vỏ bánh nướng
Để làm phần vỏ bánh nướng mềm mịn, thơm ngon chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:
- 320 gram bột mì số 13
- 200 gram nước đường bánh nướng
- 30 gram dầu hướng dương
- 10 gram bơ lạc (bơ đậu phộng)
- 10 gram lòng đỏ trứng gà
- 10 gram bột sư tử
3.1.5 Phần nguyên liệu làm bánh dẻo
Những nguyên liệu làm bánh dẻo
Đối với bánh dẻo, chúng ta cũng chuẩn bị những nguyên liệu như sau:
- 300 gram đường tinh luyện trắng
- 300 gram nước
- 5 ml nước cốt chanh
- 392 gram nước đường bánh dẻo
- 12 gram dầu ăn
- 6 gram nước hoa bưởi
- 200 gram bột bánh dẻo Bắc (bột nếp rang)
- 180 gram đậu xanh đã xát vỏ
- 80 gram đường
- 70 – 80 gram dầu dừa hoặc dầu ăn thông thường
- 9 gram bột mì đa dụng
- 270 ml nước
3.1.6 Chuẩn bị dụng cụ làm bánh trung thu
Để tạo hình cho những chiếc bánh trung thu hiện đại thơm ngon và đẹp mắt, chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ để làm bánh gồm có:
- Khuôn bánh nướng 85 gram
- Khuôn bánh dẻo 125 gram
- Âu trộn
- Thìa trộn
- Chổi lông mịn quét mặt bánh
3.2 Cách làm bánh trung thu tại nhà
Hướng dẫn cách làm bánh trung thu tại nhà
Sau khi đã chuẩn bị xong phần nguyên liệu, chúng ta bắt đầu tiến hành thực hiện làm bánh ngay tại nhà vô cùng đơn giản nào!
3.2.1 Cách làm bánh trung thu – bánh trung thu nướng nhân thập cẩm
Để làm bánh nướng trung thu, chúng ta tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Làm vỏ bánh trung thu nướng
Đầu tiên chúng ta cần trộn đều hỗn hợp nước đường, dầu hướng dương, bơ lạc và lòng đỏ trứng. Tiếp theo chúng ta trộn đều bột mì với bột sư tử rồi cho đem trộn với hỗn hợp đã làm trước đó. Sau đó chúng ta bọc kín hỗn hợp và ủ trong khoảng 30 phút
- Bước 2: Làm nhân thập cẩm
Để làm nhân thập cẩm cho bánh nướng, đầu tiên chúng ta cần hòa nước với đường rồi đun sôi, sau đó cho gừng thái nhỏ vào, đun thêm 3 phút thì tắt bếp và để nguội. Sau khi đun nước đường xong, chúng ta tiến hành rang chín các loại hạt. Sau đó thái vụn các loại hạt điều, hạnh nhân và các loại mứt, trộn đều với nhau.
Làm nhân thập cẩm bánh nướng
Phần lạp xưởng chúng ta cho vào lò vi sóng quay khoảng 15 -20 giây rồi thái nhỏ. Tiếp đó, trộn đều tất cả các nguyên liệu phần nhân bánh với nhau. Sau đó, thêm bột bánh dẻo vào và trộn đều, rồi thêm các nguyên liệu còn lại của phần kết dính nhân.
- Bước 3: Nặn bánh trung thu
Để bánh trung thu được đẹp và đều, chúng ta chia tỉ lệ bột thành các phần bằng nhau theo trọng lượng khuôn, tỉ lệ vỏ và nhân là 1:2. Sau khi chia tỉ lệ bánh, tiếp theo, chúng ta tiến hành cán bột thành hình tròn. Sau đó đặt viên nhân vào giữa và miết cho vỏ ôm sát vào nhân và dính các mép bột vào với nhau.
- Bước 4: Đóng bánh, tạo hình cho bánh
Đóng bánh và tạo hình cho bánh trung thu nướng
Trước khi đóng bánh, chúng ta bật lò nướng ở 200 °C để làm nóng trong khoảng 15 – 20 phút. Cần chuẩn bị khay nướng có lót giấy nến, không nên dùng khay đen đi kèm lò, vì dễ làm cháy đế bánh.
Sau khi đã vo viên bánh, chúng ta dùng chổi quét 1 lớp dầu thật mỏng, hoặc phủ 1 lớp mỏng bột vào thành khuôn. Sau đó, bạn cho viên bánh vào khuôn, ấn nhẹ nhàng và dàn đều bánh rồi lấy bánh ra.
- Bước 5: Nướng bánh
Cho khay bánh vào lò và để ở nhiệt độ 200 °C trong vòng từ 15 – 20 phút. Sau đó bỏ ra khỏi lò chờ bánh nguội. Sau khi bánh đã nguội, chúng ta tiến hành quét 1 lớp mỏng hỗn hợp quét mặt. Hỗn hợp được lọc qua rây trước khi quét lên mặt bánh, để bánh được mịn và đều hơn.
Quét mặt bánh trung thu nướng
Sau khi quét mặt bánh, chúng ta tiếp tục nướng bánh lần 2 trong 10 phút ở nhiệt độ 200 °C. Sau đó lấy bánh ra khỏi lò và chờ bánh nguội thì quét 1 lớp mỏng hỗn hợp quét mặt như lần 1. Nướng bánh lần thứ 3, chúng ta cũng để nhiệt độ ở 200 °C trong vòng 10 phút rồi tắt lò và lấy bánh ra để nguội.
- Bước 6: Nướng bánh trung thu hòa thành
Sau khi bánh đã để nguội, chúng ta có thể thưởng thức hoặc đóng gói kèm túi hút ẩm, chờ khoảng 2 – 3 ngày sau, vỏ xuống dầu thì lúc này ăn bánh sẽ ngon hơn.
Có thể bạn quan tâm: 20 nhãn hiệu bánh trung thu cao cấp, ngon nhất năm 2022
3.2.2 Hướng dẫn làm bánh trung thu dẻo
Hướng dẫn cách làm bánh dẻo
Để làm bánh dẻo theo công thức hiện đại, chúng ta thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Nấu nước đường bánh dẻo
Đặt nồi nước lên bếp và đun sôi nước với đường rồi hạ lửa nhỏ, thêm nước cốt chanh và đun thêm 15 phút, tắt bếp và lọc qua rây. Đợi cho nước đường nguội thì có thể đem làm bánh.
- Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh
Đậu xanh đem rửa sạch, ngâm nở, rồi vớt ra nồi, thêm đường và 200 ml nước nóng rồi đun đến khi đậu chín. Sau khi đậu chín, đem xay với nước cho thật nhuyễn, lọc qua rây cho mịn rồi cho vào chảo. Thêm ½ lượng dầu và khuấy liên tục trên lửa nhỏ. Tiếp tục thêm lượng dầu còn lại và khuấy đều.
Chuẩn bị nhân bánh dẻo
Sau khi hỗn hợp đậu chuyển đặc hơn thì từ từ đổ hỗn hợp bột mì hòa tan với 70 ml nước vào chảo đậu và liên tục khuấy cho đều. Sau đó sên đậu ở lửa nhỏ cho đến khi nhân khô, dẻo, không bị chảy và không dính chảo. Khi nhân đậu đã đạt yêu cầu thì tắt bếp và để hơi nguội rồi chia nhân thành các phần bằng nhau. Viên tròn nhân và bọc lại để tránh bị khô trong quá trình làm vỏ bánh.
- Bước 3: Làm vỏ bánh dẻo
Sau khi đã chuẩn bị xong phần nhân bánh, chúng ta chuyển qua làm vỏ bánh dẻo. Đầu tiên chúng ta trộn đều hỗn hợp nước đường, nước hoa bưởi rồi thêm từ từ bột bánh dẻo và khuấy nhanh tay trên bếp lửa. Tiếp đó, xoa 1 lớp bột mỏng lên bột và nhào mịn. Cuối cùng, chia bột thành các phần bằng nhau, để bột nghỉ 15 phút.
- Bước 4: Nặn bánh và đóng bánh
Làm bánh dẻo tại nhà đơn giản
Sau khi chi bột thành những phần bằng nhau, chúng ta đem những viên bột này đi cán thành hình tròn sao cho phần mép mỏng hơn phía trong. Đặt nhân vào giữa và bọc vỏ sao cho vỏ bao sát nhân. Sau đó, dính các mép bột vào với nhau và xoay cục bột 2 – 3 vòng. Cho bột vào khuôn, ấn nhẹ nhàng để bột dàn đều trong khuôn. Để bánh nghỉ trong khuôn 3 – 5 phút rồi lấy ra là được.
- Bước 5: Hoàn thành
Những chiếc bánh dẻo thơm ngon đã được hoàn thành
Bánh trung thu dẻo sau khi hoàn thành có lớp vỏ dẻo mịn, thơm nhẹ hương hoa bưởi, phần nhân đậu xanh có màu vàng đẹp mắt, ngọt bùi vừa phải nên khi ăn không có cảm giác ngán. Để bánh dẻo ăn được ngon hơn, thì chúng ta nên để qua ngày hôm sau hãy thưởng thức nhé!
Trên đây là tất cả những gì liên quan đến bánh trung thu truyền thống, bánh trung thu hiện đại và những cách làm bánh nướng, bánh dẻo theo phương pháp mới mà Bửu Yến muốn gửi tới bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể tự mình làm được những chiếc bánh trung thu cho riêng mình và gia đình cùng thưởng thức trong mùa Tết trung thu 2022 này nhé!
Liên hệ cửa hàng bánh trung thu
Địa chỉ: 23 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 0937 122 889
Fanpage: facebook.com/buuyen.tpn
Tác giả: Trang Dang
Nhận xét
Đăng nhận xét